CÁCH CHĂM SÓC CÂY NỘI THẤT VĂN PHÒNG - CÂY ĐỂ BÀN
- Một trong những điều được nhiều người quan tâm lo lắng nhất sau khi đã mua được những chậu cây cảnh văn phòng, hay cây để bàn làm việc ưng ý đó chính là cách chăm sóc cây. Vậy chăm sóc cây cảnh nội thất văn phòng như thế nào? cho đúng cách giúp cho cây phát triển tươi tốt, những sai lầm thường hay mắc phải khiến cây chết là gì? Sau đây thế giới cây cảnh sài gòn sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi và những no lắng trên.
- Cách chăm sóc cây trong văn phòng để cây luôn phát triển xanh tốt. Để cây trong văn phòng được phát triển tốt thì điều kiện cần thiết nhất đó là nước và ánh sáng... Bạn hãy luôn đảm bảo cây sống trong văn phòng được đủ nước, ánh sáng và không khí xung quanh được lưu thông.
1. Ánh sáng
Khi đặt cây trong phòng thì lên chọn những vị trí đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Tốt nhất nên đặt cây ở vị trí có khoảng 2 tới 3 giờ có ánh sáng tự nhiên. Để cho cây có thể quang hợp ánh sáng giúp cho cây cảnh luôn xanh tốt. Ngoài ra người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day - light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.
2. Nước tưới
Cây trồng trong nhà cần một lượng nước ít hơn bên ngoài đặc biệt trong môi trường máy lạnh, khi nào thấy đất trồng trên mặt chậu khô thì tưới nước là được. Ngoài ra có thể dùng bình phun nước để phun cho cây để làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, giúp cây luôn xanh tốt.
Những loại cây trồng trong văn phòng cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa lót chậu cây bên dưới để chậu cây có thể dễ dàng di chuyển và thoát nước khi thừa.
3. Cách khắc phục những chậu cây xuy yếu
- Khi phát hiện thấy cây bất thường như bị khô héo, vàng lá cả cây, úng.... Thì phải kịp thời áp dụng những biện pháp chăm sóc sau đây để giúp cây có thể hồi phục lại sức sống như ban đầu.
- Không nên đem cây ra những vị trí có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước.
- Lên chọn vị trí mát mẻ, không khí trong lành thông thoáng gió để cho cây có thể hồi phục lại như ban đầu.
- Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
- Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước vừa đủ và xịt nước lên lá cây thường xuyên. Đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
- Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì bắt đầu thay đổi đất trồng cho cây, lên dùng đất phân mục đã qua xử lý. Khi thay đất cho cây cần chú ý hạn chế làm đứt rễ cây.
4. Lượng nước tưới:
- Đối với cây trồng đất để sàn:
- Ta tưới trung bình 3 tơi 4 ngày một lần. Lưu ý những loại cây cần ít nước như cây kim ngân, cây lưỡi hổ, cây phát tài lúc lá chưa dài.. 1 tuần chỉ cần tưới 1 lần.
- Đối với cây để bàn (chậu nhỏ)
ta tưới trung bình 3 ngày một lần với những cây có nhiều lá, thân leo VD như Cây trầu bà, cây phú quý, cây vạn lộc.... 1 tuần một lần đối với những cây ít lá thân mềm mọng nước VD như kim tiền, lưỡi hổ, kim ngân...
- Đối với cây trồng trong nước:
Cách thay nước: khi thấy nước đục ta lên thay nước cho cây như sau nhổ cây ra khỏi bình sau đó dùng vòi nước xịt vào rễ cây cho sạch đồng thời cắt bỏ những rễ bị hư. Rửa sạch bình dùi cho cây vô bình và đổ nước vừa ngập hết rễ cây.
Lên đổ thêm dung dịch dùng cho cây thủy sinh sau mỗi lần thay nước.
- Đối với sen đá và xương rồng:
Cần rất nhiều ánh nắng trực tiếp (6 giờ/ ngày) và cần rất ít nước tưới 2 tuần / lần (1 ly nhỏ mỗi lần)
Lưu ý: Tránh để cây bị ngập nước hoặc để cây ở vị trí có độ ẩm cao như nhà tắm sẽ làm cây bị úng và chết.